Tổng hợp 7 lỗi thường gặp của máy nén khí và cách khắc phục, xin mời mọi người tham khảo để hỗ trợ cho quá trình sử dụng dòng sản phẩm này.
Lỗi thường gặp của máy nén khí
Máy bơm khí nén ra nhiều nước
Đây là sự cố thường xuyên gặp hàng đầu trong quá trình sử dụng. Theo các nhà chuyên môn, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do khí hậu ở Việt Nam, lượng ẩm nhiều, trong quá trình hoạt động bộ phận hút mở, luồng khí sẽ đi vào và khí sẽ đưa vào cụm đầu nén. Tại khoang nén của thiết bị, dầu và khí được trộn lẫn vào nhau. Từ quá trình này, hỗn hợp dầu khí được đưa qua bộ phận két giải nhiệt hoặc dẫn thẳng tới bộ phận bình dầu để tách dầu khỏi khí nén. Khi đó sẽ có rất nhiều nước bị đọng lại dưới đáy của bình dầu.
Ngoài nguyên nhân trên thì có thể còn do khi nhiệt độ máy quá thấp cũng phát sinh ra hiện tượng máy nén khí có nước. Lúc này, nếu nhiệt độ của dầu thấp thường sẽ là thấp hơn 60oC sẽ không đủ điều kiện cho nước bị bay hơi hoàn toàn. Chính bởi vậy nước sẽ bị đọng lại trong bình dầu.
Cách khắc phục:
Người dùng cần phải xác định rõ nguyên nhân, tùy thuộc vào từng trường hợp, sẽ tiến hành xả nước ngưng tụ dưới đáy bình dầu hoặc tăng nhiệt độ của dầu máy. Với trường hợp tặng nhiệt độ dầu, thì tặng nhiệt độ lên chừng khoảng 70 độ C và đợi cho nước bay hết là được.
Máy nén khí bị nóng
Máy bơm khí nén bị nóng sẽ làm cho máy ngừng hoạt động đột ngột. Nguyên nhân thường là quạt làm mát của máy bị hỏng, nhiệt độ đặt máy tăng cao, không thay thế dầu định kì, mức dầu trong thiết bị không đủ hoặc là bộ làm mát dầu bị tắc và ít bẩn.
Cách khắc phục
Để máy nén khí ở nơi thoáng máy, thường xuyên kiểm tra hệ thống thông gió, làm mát, đồng thời cũng kiểm tra lại thang đo dầu để bổ sung nếu thiếu. Thay dầu và bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra bộ tách dầu, thay mới quạt mát nếu cần thiết.
Động cơ máy bơm khí nén bị quá tải
Lỗi này có thể gây nên hiện tượng cháy động cơ. Nguyên nhân do điện áp không ổn định, điện áp nguồn bị lỗi, áp suất khí nén lên cao, bộ tách dầu bị tắc, đầu nén bị kẹt, vòng bi vỡ kẹt kết cấu khí, lệch trục.
Cách khắc phục
Đo điện áp nguồn lúc không tải và có tải của máy để kiểm tra và khắc phục. Kiểm tra lại cài đặt công suất. Thay thế hoặc vệ sinh nếu có bẩn hoặc tắc. Tháo dây đai và kiểm tra bằng tay xem đầu nén hay động cơ có bị kẹt hay không trước khi tiến hành các biện pháp khác.
Máy nén khí bị xì hơi
Nếu máy bơm khí nén bị lỗi này sẽ làm cho lưu lượng khí nén bị giảm khiến cho máy bơm khí nén phải hoạt động với công suất lớn hơn để bù lại nguồn khí bị tiêu hao gây tiêu tốn điện năng.
Nguyên nhân chính là do bình khí nén bị thủng.
Cách khắc phục: Tốt hơn hết là bạn nên thay thế bằng một chiếc máy nén khí mới để đảm bảo hiệu quả làm việc được tốt nhất.
Van an toàn liên tục xả khí hoặc đồng hồ áp suất báo khí nén quá cao
Trong trường hợp này cần phải kiểm tra công tắc áp suất có được cài đặt và làm việc đúng không? Kiểm tra van van hút có đóng hoàn toàn không? Van điện từ điều khiển chế độ load/unload có hoạt động không? Nếu van an toàn được đặt trước tách dầu cần kiểm tra xem tách dầu trong máy nén khí có bị tắc không?
Máy nén khí có hoạt động nhưng không lên áp suất
Cách khắc phục : Kiểm tra nguồn điện cấp đến van điện từ máy nén khí. Kiểm tra cuộn dây điều khiển van điện từ cũng như cơ cấu chấp hành hoạt động của van điện từ còn hoạt động không? Kiểm tra xem van hút có mở không khi máy nén khí chạy.
Máy nén khí chạy công suất thấp hoặc không tạo đủ áp lực
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do dò rỉ khí nén ở đâu đó trên đường ống hoặc nhu cầu sử dụng khí nén thấp.
Cách khắc phục : Nguyên nhân của tình trạng này là do nhu cầu sử dụng khí nén thấp hoặc rò rỉ khí nén ở đâu đó trên . Kiểm tra sự chênh lệch áp suất trước và sau khi tách dầu. Thay thế tách dầu nếu tách dầu cũ bị hỏng. Kiểm tra van hút có mở hoàn toàn?
Kiểm tra lọc khí có bị tắc không bằng chênh lệch áp suất trước và sau khi lọc khí. Thay thế nếu bị lỗi.
Thông tin về các thường gặp ở máy nén khí và cách khắc phục, hi vọng hữu ích cho các bạn.
Nhận xét bài viết!